Theo tôi nhân sự là?
Theo quan điểm
của tôi, ngành nhân sự giống như chất keo gắn kết các bộ phận lại với nhau. Mỗi
bộ phận giống như một bánh răng trong bộ máy, và để bộ máy chạy tốt mỗi bánh
răng đều phả hoạt động trơn tru và đó là lý do mà chúng ta cần đến công việc
nhân sự.
Nhân sự là
làm tất cả mọi việc để công ty hoạt động tốt. Từ tìm những người phù hợp với từng
phòng ban, quản lý chấm công, hành chính… đều là những công việc cần đến phòng
nhân sự. Chính vì thế mà công việc nhân sự hay người làm nhân sự đều rất quan
trọng, họ giống như làm dâu trăm họ vậy, cao hơn thì là cố vấn nhân sự. Họ phải
hiểu về tất cả mọi thứ trong công ty để từ đó mới tìm ra người phù hợp nhất cho
từng bộ phân. Phải hướng dẫn những người mới và cuối tháng làm bảng chấm công,
đôi khi phải giải quyết những vấn đề liên quan đến hợp đồng, hay là mâu thuẫn
giữa nhân viên và công ty.
Nói về nhân
sự thì có chỗ khổ chỗ sướng. Khổ là vì luôn bị kẹp giữa nhân viên và sếp, phải
là người biết dung hòa mối quan hệ giữa mọi người, nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng
đến rất nhiều thứ, nó cũng là một công việc nhạy cảm vì nó liên quan đến con
người rất nhiều. Nhưng bên cạnh đó thì cũng có những cái sướng: đó là bạn có một
sức mạnh mềm, bạn làm ở nơi nắm giữ miếng cơm manh áo của người khác thì ít nhiều
người ta cũng phải nể bạn, bạn thường xuyên được tiếp xúc với các sếp hay gần
gũi với các phòng ban.
Có những người
đến với ngành nhân sự vì sự tò mò, nhưng với tôi thì đó là vì tôi thích giao tiếp
với mọi người, tôi thích cảm giác được phát triển người khác. Một khía cạnh
khác của ngành nhân sự mà chỉ khi trải qua bạn mới thấy những ý niệm ban đầu của
mình không còn đúng nữa. Nhân sự cũng là một công việc khá nguy hiểm vì bạn
luôn phải đứng ở giữa, giải quyết mọi vấn đề nên có những lúc bị sếp trách,
nhân viên không nghe theo mình, đó là lúc mà bạn dễ bị áp lực và chán nản.
Nhưng còn nguy hiểm hơn đó là tôi được nghe về việc nhân viên đến đe dọa phòng
nhân sự để đòi lại công bằng, đôi khi thì họ còn dùng con bài tình cảm đó là đến
khóc lóc đòi quyền lợi. Nhưng sau tất cả, đó chính là sự tự hào, tự hào khi tìm
được những người phù hợp, tự hào khi là người thực thi những quyết sách hay đơn
giản là khi bạn giải quyết ổn thỏa một vấn đề. Mỗi công việc đều có những nỗi
khổ và những niềm vui riêng mà bạn chỉ có thể tìm thấy khi bạn thực sự trải
qua.
Tiếp đến,
tôi muốn nói đến kĩ năng của một người làm nhân sự. Chúng ta có thể hiểu ngắn gọn
qua mô hình KSA:
- - Knowledge (kiến thức chuyên môn)
- - Skill (kỹ năng nghề nghiệp)
- - Attitude (thái độ làm việc)
Đầu tiên, là
thái độ, nếu muốn duy trì lâu và phát triển trong một công việc thì trước hết
các bạn phải thích nó đã, đối với ngành nhân sự, đó là thích tiếp xúc và làm việc
với con người. điều đó đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt (biết lắng
nghe và hiểu tâm lý mọi người). Bạn còn cần phải biết kỹ năng thuyết trình, kỹ
năng làm việc nhóm, khả năng giảng dạy và xử lý tình huống. Là một người làm
nhân sự bạn phải rất nhạy bén, nghiêm túc và công bằng trong công việc. Và với
bất cứ công việc nào cũng vậy bạn phải luôn không ngừng học hỏi và phát triển
thì mới có thể đạt hiệu quả cao nhất.
Nhận xét
Đăng nhận xét